Cách sử dụng bếp điện từ tiết kiệm điện và an toàn !
Sử dụng bếp tiết kiệm khi giá gas tăng, một số gia đình đã chuyển sang dùng bếp điện từ, nhưng sử dụng và bảo quản như thế nào cho an toàn và tiết kiệm điện?
Để bà nội trợ không lo lắng và băn khoăn khi sử dụng bếp điện từ, những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn:
Bếp điện từ có nhiều hệ thống điện và điện từ do đó khi phát sinh sự cố cần đưa đến các cửa hàng sửa chữa chuyên dụng không nên tự mình tháo rời các linh kiện ra sửa chữa.
Để bà nội trợ không lo lắng và băn khoăn khi sử dụng bếp điện từ, những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn:
Bếp điện từ có nhiều hệ thống điện và điện từ do đó khi phát sinh sự cố cần đưa đến các cửa hàng sửa chữa chuyên dụng không nên tự mình tháo rời các linh kiện ra sửa chữa.
Lưu ý khi lắp đặt và sử dụng:
1. Trước khi sử dụng phải kiểm tra điện áp định mức của bếp. Một số loại bếp từ của nước ngoài được thiết kế để hoạt động với điện áp 100V nên muốn sử dụng được ở điện áp 220V, phải trang bị thêm biến hạ áp có công suất đủ lớn. Nguồn điện không ổn định lúc có lúc không, hoặc thường xuyên quá áp, xụt áp v.v.. rất hay gây cháy hỏng các thiết bị điện kể cả bếp điện từ. Khi sử dụng cần phải cẩn thận.
2. Bếp điện từ có nhiều hệ thống điện và điện từ do đó khi phát sinh sự cố cần đưa đến các cửa hàng sửa chữa chuyên dụng không nên tự mình tháo rời các linh kiện ra sửa chữa. Nếu không có kiến thức về điện điện tử không nên tháo sửa bếp điện từ.
3. Phải để bếp cách xa hơi nóng, hơi nước, không để gần tường và các vật khác. Lưng bếp phải để cách xa tường ít nhất 15cm, để cách xa các vật khác ít nhất 5cm. Bếp điện từ không để gần các nơi nóng, có hơi nước, môi trường sử dụng bếp từ 10 độ C đến 40 độ C.
4. Bếp điện từ ứng dụng cảm ứng điện từ để cấp nhiệt, do đó sau khi cắm điện trên mặt bếp không có nhiệt lượng. Chỉ khi nào đặt nồi sắt hoặc nồi sắt tráng men lên trên bếp thì nồi mới nóng lên. Bếp điện từ không dùng được các loại nồi thuỷ tinh, nhôm, đồng, nồi đất vì đó là những vật liệu phi sắt từ tính không thể tăng nhiệt độ .
5. Trong phạm vi cách bếp 3 mét tốt nhất không để máy ghi âm, ghi hình, máy thu hình (ti vi) và các thiết bị gia dụng vì dễ bị nhiễm từ gây hỏng hóc. Những người đeo máy kích nhịp tim phải được phép của bác sĩ, có biện pháp đề phòng rồi mới được dùng.
6. Khi dùng bếp điện từ phải đặt nồi trong phạm vi quy định rồi mới bật công tắc điện và điều chỉnh nhiệt độ đến mức cần thiết. Trong khi rán, rang thức ăn không được rời khỏi bếp, vì nếu để quên bếp quá nóng sẽ gây nguy hiểm. Phải tránh nồi nấu không có thức ăn hoặc rang khô gây cháy hoặc vỡ nứt mặt bếp.
7. Dùng bếp xong, chỉnh nhiệt độ xuống mức thấp nhất, sau đó tắt công tắc nguồn điện, và lấy nồi xuống. Sau khi dử dụng, mặc dù đã tắt bếp, nhưng bề mặt bếp vẫn còn nóng do nhiệt lượng từ nồi nấu truyền qua. Vì vậy, bạn cần tránh chạm vào mặt bếp cho đến khi biểu tượng H biến mất.
Đợi cho đến khi bếp nguội, dùng vải ướt chấm một ít nước tẩy rửa trung tính để lau chùi mặt bếp. Không được dùng các hoá chất mạnh, dầu hoả, bàn chải sắt, trực tiếp dội nước v.v… để rửa bếp. Khi dùng cũng phải để ý không cho cơm canh thức ăn trào lên mặt bếp.
8. Bếp điện từ chỉ dùng cho nồi sắt nhưng vẫn có thể sử dụng cho nồi đất, nồi sứ có đáy phẳng bằng cách tìm một một miếng sắt phẳng, sạch, có cảm ứng từ đặt giữa bếp từ và nồi.
Mẹo tiết kiệm điện và lưu ý khi nấu bằng bếp điện từ:
1. Tắt bếp sớm hơn vài phút: Khi quá trình đun nấu sắp kết thúc, bạn nên tắt bếp sớm trước vài phút vì lượng hơi nóng còn lại cũng đủ để làm thức ăn chín hoàn toàn. Tuy nhiên, bí quyết này chỉ áp dụng đối với các món hầm và xào, không dùng cho các món chiên có nhiều dầu.
2. Không dùng chế độ nhiệt cao: So với bếp gas, bếp điện từ có khả năng đốt nóng xoong, chảo nhanh hơn. Nếu sử dụng chế độ nhiệt cao nhất để đun nóng xoong, chảo trước khi cho thức ăn vào, bạn có thể làm xoong, chảo bị cháy. Do đó, khi dùng bếp điện để nấu nướng, bạn nên cài đặt chế độ nhiệt thấp để đảm bảo an toàn.
3. Sử dụng đúng loại chảo: Không nên dùng chảo nhôm vì chúng có xu hướng hấp thu hơi nóng nhanh hơn so với các chất liệu khác. Điều này sẽ khiến cho thực phẩm bị nóng và cháy ngay khi bạn vừa cho vào chảo. Chảo bằng gang hoặc có phủ một lớp đồng mỏng sẽ thích hợp với bếp điện từ hơn. Nếu muốn các loại rau xanh và thịt có màu vàng nâu giống như các món nướng, bạn có thể cho món ăn vào một chiếc chảo nướng bằng gang và nấu chúng trực tiếp trên bếp điện từ.
4. Chọn đúng dụng cụ nấu nướng: Do bếp điện từ nóng rất nhanh nên bạn luôn phải sử dụng những dụng cụ nấu nướng có khả năng chịu nhiệt cao. Các loại muỗng gỗ và xẻng xào chịu nhiệt luôn là những chọn lựa phù hợp nhất đối với bếp điện. Nếu dùng muỗng kim loại, chúng sẽ dẫn nhiệt rất nhanh còn những vật dụng bằng nhựa có thể tan chảy. Đồng thời, tránh để muỗng hoặc các dụng cụ khác ở trong xoong, chảo khi đang đun nấu vì phần tay cầm của chúng có thể bị chảy nhựa hoặc cháy.
Những sự cố thường gặp và cách xử lý:
Do bếp điện từ nóng rất nhanh nên bạn luôn phải sử dụng những dụng cụ nấu nướng có khả năng chịu nhiệt cao
1. Nếu bếp không hoạt động, bạn hãy kiểm tra xem bếp đã được kết nối với nguồn điện chưa và xem lại các thiết bị ngắt điện khác và kiểm tra việc kết nối ở thiết bị ngắt điện nhẩy.
2. Khi bếp cắm điện, đèn sẽ báo hiệu bật sáng, điều này hoàn toàn bình thường. Nó sẽ tự động ngắt sau 30 giây. Nếu bếp có mùi lạ khi hoạt động lần đầu tiên, bạn chỉ cần đặt một cái nồi đầy nước lên và đun trong 30 phút.
3. Trường hợp bếp không hoạt động và xuất hiện biểu tượng, bạn hãy tắt chức năng khóa an toàn trẻ em. Nếu bếp không hoạt động và xuất hiện biểu tượng hoặc kèm theo những tiếng bíp phát ra, bạn hãy lau lại bếp hoặc kiểm tra lại xem có để đồ vật nào đè lên bộ điều khiển cảm biến không.
4. Nếu đèn ở phím điều khiển nhấp nháy trong khi bếp đang hoạt động, chứng tỏ xoong nồi bạn đang dùng không phù hợp với bếp cảm ứng từ. Khi bếp hiện lên một loạt các biểu tượng, do thiết bị ngắt mạch tự động hoạt động quá mức và trở nên rất nóng.
Ngoài ra, khi quạt vẫn hoạt động trong vài phút sau khi bếp đã tắt, điều này bình thường, vì quạt chạy để làm mát thiết bị ngắt mạch tự động.
Trả lời